Gần 60% dân số có khả năng thoái hóa khớp
Hiện nay, sau khi chụp X Quang, có đến 50% lượng người bị phát hiện thoái hóa xương – khớp. Một nửa trong số này là có triệu chứng lâm sàng ở khớp và đa số (75%) là ở khớp gối.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, PGĐ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho hay: Bệnh Thoái hóa khớp rất phổ biến xảy ra cho khoảng 20% dân số, thường nữ nhiều gấp 2 lần nam, bắt đầu sau tuổi 40 – 50. Bệnh phát sinh là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân như tuổi thọ cao, sự lão hóa các bộ phận, thể trọng, nghề nghiệp
Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì tuổi càng cao khớp xương càng bị lão hóa và bị bào mòn, dần dần sụn khớp bị phá hủy gây nên những cơn đau buốt, giới hạn vận động và gây biến dạng khớp gối, làm mất khả năng đi đứng.
Nếu chụp phim X quang với tư thế đứng trên 1 chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng, vẹo vào trong, gây đau đớn khi đi lại; sụn hư hoàn toàn gây tàn phế không đi đứng được hoặc gãy xương do đi không vững dẫn đến bị té ngã.
Theo bác sĩ Bắc, muốn điều trị bệnh này phải bắt đầu bằng việc giảm thể trọng, thay đổi hoạt động, dùng dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ, dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Riêng việc điều trị bằng thuốc, nếu sau 6 tháng không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật.
Hiện có nhiều cách phẫu thuật như: nội soi cắt hoạt mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương kích thích tạo sụn mới; ghép xương sụn tự thân qua nội soi; đục xương sửa trục khớp gối cho thẳng trở lại. Và biện pháp cuối cùng khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì ?
Viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp. Khác với chứng viêm xương khớp, thấp khớp thường gặp ở những người lớn tuổi, đây là căn bệnh mãn tính có tính quá trình, tính đối xứng và gây suy nhược, ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi, các mạch máu nhỏ, dây thần kinh và mắt.
Nguyên nhân gây bệnh: Do hệ thống bạch cầu (hệ thống tự miễn dịch của cơ thể) hoạt động quá mức và không phân biệt được tế bào gây bệnh với tế bào cơ thể, chúng tự tấn công lại chính cơ thể người và gây tổn thương trực tiếp đến các khớp.
– Chính vì đặc điểm trên mà viêm khớp dạng thấp được xếp vào loại bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo ra các kháng thể chống lại chính nó. Dù chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có tác động trực tiếp gây bệnh.
Bệnh lý và các triệu chứng
- Bệnh lý :
– Như chúng ta đã biết, ở giữaa các khớp xương có một lớp dịch mỏng và nhầy. Lớp dịch nhầy này đóng vai trò như 1 caí túi cung cấp các chất hoạt dịch để nuôi sụn và bôi trơn cho các khớp. Bao quanh các khớp và bao hoạt dịch và gân, dây chằng – chúng có tác dụng làm các khớp hoạt động và cố định vị trí các khớp này. Bất cứ thành phần nào nói trên bị tổn thương thì đều làm đau và sưng xung quanh khớp dẫn đến nguy cơ thoái hoá khớp, mất chức năng khớp.
– Khác với bệnh viêm khớp thường gặp ở người cao tuổi (nguyên nhân do các khớp phải chịu tác động lớn dẫn đến hao mòn, tổn thương) thì ở bệnh viêm khớp dạng thấp chính hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các thành phần cơ thể và gây viêm. Bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch (ở giữa các khớp) đồng thời làm rỉ hoạt dịch và gây viêm. Quá trình này sẽ ăn mòn sụn, xương và làm biến dạng xương nếu không điều trị sớm.
– Người mắc chứng viêm khớp dạng thấp có thể bị viêm ở xung quanh các cơ quan nội tạng như tim, phổi, tuyến lệ … gây ra chứng viêm màng ngoài tim, gây u và thiếu máu cục bộ ở tim, viêm màng phổi, xơ hoá phổi, khô mắt, khô miệng…. Trường hợp đặc biệt có thể gây viêm ở các mạch máu làm tổn thương đến da, xuất hiện dưới dạng ung nhọt trên chân hoặc để lại các vùng đen trên ngón tay.
đoán được bệnh, mà phải tổng hợp các yếu tố nêu trên và triệu chứng thì các bác sĩ chuyên khoa mới có thể kết luận được việc bạn có mắc chứng viêm khớp dạng thấp hay không.
+ Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết viêm khớp dạng thấp gồm :
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số các khớp sau: ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối ,cổ chân, ngón bàn chân .
- Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp cổ tay.
- Sưng khớp đối xứng.
- Có hạt dưới da.
- Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).
- Diễn biến trên 2 tháng
– Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ bắt gặp các triệu chứng như : đau và cứng khớp xảy ra ở nhiều khớp giống nhau (tính đối xứng) trên cơ thể. Thường là vào buổi sáng và kéo dài hơn 30p, đồng thời người bệnh cũng hay cảm thấy mệt mỏi, giảm cân và có triệu chứng như cảm cúm.
– Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. Dễ nhận biết là ở các khớp tay cách xa đầu ngón tay trong khi những bệnh viêm khớp thường lại xảy ra ở các khớp gần hơn.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ?
– Theo các thống kê thì có khoảng 0,5% – 1,5% người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh này. Độ tuổi trung bình từ 30-50 và đặc biệt là nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Cũng có một số trường hợp đặc biệt, bệnh này có thể tấn công trên em từ 6 tháng tuổi trở lên và được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên tự phát
Cách điều trị
Nguyên tắc chung
- Viêm hkớp dạng thấp là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
- Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
- Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
– Cũng chính vì đặc tính trên mà việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường tập trung vào việc chống lại sự tiến triển của bệnh thông qua việc dùng thuốc để kiểm soát viêm và tiến trình của bệnh dưới dạng DMARDs, các thành tố sinh học và Steroid. Trường hợp nếu thuốc không có tác dụng thì bệnh nhân sẽ phải phẩu thuật.
– Khi có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đến bác sĩ và điều trị sớm để tránh các di chứng về sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Khi đã được điều trị và kiểm soát bệnh, bạn cần dùng kết hợp các phương pháp sau nhằm tránh bệnh tái phát ở cấp độ cao hơn:
+ Dùng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau không có Steroid như lbuprofen
+ Dùng các phương pháp khác ngoài thuốc tây như bôi, đắp hoặc liệu pháp nghỉ ngơi để giảm đau
+ Dùng phương pháp cơ học như Chiropractic hoặc các phương pháp cơ học khác
+ Thuốc ngăn hệ miễn dịch, thuốc tiêm khớp.
Phối kết hợp với các sản phẩm đông y giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, khớp thoái hóa đặc biệt không tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe, dùng được trong thời gian dài
Osteo Conway là sản phẩm được nghiên cứu và úng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp được Tw hội đông y Việt Nam khuyên dùng.
By Dr Jenny Tran